Bạn có bao giờ tự hỏi những website bạn yêu thích sử dụng web hosting nào? Khi bạn viếng thăm một website nào đó, bạn ngạc nhiên vì những website này hoạt động ổn định và truy cập cực nhanh. Khi bạn cần tìm một nhà cung cấp web hosting có uy tín để phục vụ cho việc xây dựng website của công ty bạn. Tất cả những gì bạn cần là hãy quan sát và chọn cho bạn một nhà cung cấp hợp lý. Quả là một ý tưởng không tồi phải không?

Website whoishotingthis.com là công cụ trực tuyến cho phép người sử dụng có thể tra cứu website bất kỳ do web hosting nào cung cấp. Chỉ cần gõ tên domain và nhấn enter bạn có thể tìm được ngay liên kết đến nhà cung cấp web hosting. Thật quá dễ!

Ví dụ: Khi nhập tên domain là vnexpress.net và nhấn enter, ngay lập tức chúng ta sẽ thấy được FPT là nhà cung cấp hosting. Tương tự, sau khi gõ softech.vn tôi lại nhận được liên kết là Trung Tâm Công Nghệ Phần Mềm Đà Nẵng

Sau khi bạn tra cứu thỏa thích bạn có thể dùng các công cụ khác có trên website này để đánh dấu website này cho việc tra cứu lần sau.

Làm sao công cụ này có thể tìm thấy?
Công cụ tra cứu website sử dụng hosting nào không có điều huyền bí nào cả. Rất đơn giản, nó kiểm tra địa chỉ IP của tên domain mà bạn đã nhập, tiếp đó nó kiểm tra ai là chủ của dãy IP này và cuối cùng nó trả về 1 liên kết kết nối đến người chủ của dãy IP đó(nhà cung cấp hosting).

Vì thế, nếu nói kết quả này chính xác tuyệt đối thì cũng chưa hẳn vì một số công ty mua một số IP trong dãy IP của một công ty khác và họ tự hosting. Ví dụ như: google hoặc softech.

Bạn có khám phá ra điều gì thú vị không? Xin hãy để lại nhận xét...

Bạn là người yêu thích lập trình, muốn chia sẻ những đoạn code hay lên mạng hay những đoạn code made in tự tui nhưng ngặt nỗi blogger không có thể [code]...[/code] như wordpress hay bo-blog. Do đó hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn một cách rất đơn giản mà cũng rất khoa học.


Nhưng do trang web của anh Cường chưa có chức năng hiển thị mã lập trình nên mình xin copy bài viết từ trang blog của mình. Do đó có một vài chỗ sẽ chạy không đúng. Bạn có thể tham khảo bài viết của mình tại đây.
Đầu tiên, bạn cần tải SyntaxHighlighter. Sau đó giải nén upload tất cả các file lên bất kì host nào có thể link được từ blogger
Thêm đoạn code này vào sau dòng <!-- end outer-wrapper -->


<link href="http://YOUR HOST URL/SyntaxHighlighter.css" rel="stylesheet" type="text/css">

<script language="javascript" src="http://YOUR HOST URL/shCore.js">

Add ngôn ngữ bạn cần thêm tại đây

<script language="'javascript'">

dp.SyntaxHighlighter.BloggerMode();

dp.SyntaxHighlighter.HighlightAll('code');

</script>



Và bây giờ bạn sẽ add ngôn ngữ mà bạn muốn sử dụng sau dòng the shCore.js
<script language="javascript" src="http://YOUR HOST URL/shBrushPython.js"></script>

Bạn có thể xem thử kết quả này tại đây
Các bạn có thể dùng sẵn đoạn code của mình dưới đây

<!-- Them code hien thi -->

<link href='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/SyntaxHighlighter.css' rel='stylesheet' type='text/css'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shCore.js'/>

<!-- them ngon ngu -->

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushCpp.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushCss.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushDelphi.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushJava.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushJscript.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushPhp.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushPython.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushRuby.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushSql.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushVb.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushXml.js'/>

<!-- them ngon ngu -->

<script language='javascript'>

dp.SyntaxHighlighter.BloggerMode();

dp.SyntaxHighlighter.HighlightAll('code');

</script>

<!-- end code hien thi -->

Tốt nhất là đặt bên trong cặp thẻ ...

<!-- Them code hien thi -->

<link href="http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/SyntaxHighlighter.css" rel="stylesheet" type="text/css">

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shCore.js'/>

<!-- them ngon ngu -->

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushCpp.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushCss.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushDelphi.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushJava.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushJscript.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushPhp.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushPython.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushRuby.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushSql.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushVb.js'/>

<script language='javascript' src='http://anbinhtrong.110mb.com/syntax_high_lighter/shBrushXml.js'/>

<!-- them ngon ngu -->

<script language='javascript'>

dp.SyntaxHighlighter.BloggerMode();

dp.SyntaxHighlighter.HighlightAll('code');

<!-- end code hien thi -->

Để thêm đoạn code vào bài viết viết bạn sử dụng thẻ
<pre name="code" class="python">

Lưu ý: Bạn nên thay dấu < thành <> thành > trước khi đặt giữa 2 thẻ. Nếu bạn xem dưới dạng html thì nó có dạng & và #38 và gt; hoặc lt;
Các ngôn ngữ hỗ trợ:
Language Aliases
C++ cpp, c, c++
C# c#, c-sharp, csharp
CSS css
Delphi delphi, pascal
Java java
Java Script js, jscript, javascript
PHP php
Python py, python
Ruby rb, ruby, rails, ror
Sql sql
VB vb, vb.net
XML/HTML xml, html, xhtml, xslt

Googler Karl là người điều phối viên - hỗ trợ cho Blogger, đã vừa xuất bản đoạn phim hướng dẫn tạo blog cho những người mới bắt đầu muốn tạo một blog của mình trên nền tảng Blogger. Có thể bạn sẽ tìm thấy nhiều hướng dẫn tạo Blog đơn giản hơn nhiều nhưng video này là một điểm bắt đầu tốt nhất nếu bạn muốn mình là một blogger - người viết blog.

Quá đơn giản để bắt đầu một blog.

Dạo này mình nhận được nhiều câu hỏi về việc: Khi dùng Laptop nên vừa dùng vừa cắm điện hay dùng cho hết pin rồi mới cắm điện để sạc lại? Dù sao đây cũng là câu hỏi hay về pin Laptop mà nhiều người quan tâm. Những bài viết trên mạng đôi khi chỉ giải quyết được một phần những mong muốn từ người dùng. Đối với mình, tuổi thọ Pin Laptop là điều cực kỳ quan trọng.

Pin cho máy tính xách tay là yếu tố quan trọng tạo nên tính cơ động và sự khác biệt so với máy để bàn. Những model được bán phổ biến tại Việt Nam hiện nay thường đi kèm với pin loại 6 lõi (cell) với thời gian cơ bản khoảng 2,5 - 3 giờ, và con số đó dường như chưa thỏa mãn yêu cầu của những “chiến binh đường phố”. Theo một khảo sát, 45% người dùng cho rằng thời lượng của pin là hạn chế lớn nhất khi sử dụng laptop. Một số người dùng sẵn sàng “hy sinh” sự gọn nhẹ để đổi sang loại pin 9 cell có thời lượng dài hơn.
Theo ý kiến của giới kỹ thuật, thời lượng pin bị giảm nhanh phần nhiều do người dùng chưa đúng cách. Hai nguyên nhân thường gặp nhất là cắm nguyên xạc điện khi không dùng hoặc để chế độ ngủ (Standby hoặc Hibernate) quá lâu khiến pin bị suy kiệt.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại xạc (adapter) là hàng nhái trôi nổi. Bộ xạc chất lượng kém, cung cấp nguồn không ổn định, cũng gây hại cho pin, tệ hại hơn là làm hỏng mạch xạc trên máy. Việc phân biệt xạc xịn và nhái bằng mắt thường sẽ hơi khó vì vẻ bề ngoài khá giống nhau. Dân chuyên nghiệp thường dựa trên trọng lượng, độ sắc nét và khít của tem nhãn trên adapter để phân biệt.

Để thời gian dùng pin tốt, người dùng nên để pin được hoạt động, rút nguồn điện khi không dùng máy. Lập kế hoạch để “xả hết, nạp đầy” pin mỗi tuần 1 lần, tức là rút điện dùng máy tính đến khi hệ thống báo hết nguồn điện, sau đó cắm nguồn cho đến khi pin báo đầy. Những máy laptop được dùng thay cho desktop thường không cần đến pin có thể lấy ra bảo quản riêng. Tuy nhiên, trước khi tháo nên xạc đầy điện, kiểm tra và xạc lại theo chu kỳ từ 3-5 tháng.

Ngoài ra, tuổi thọ của Pin còn giảm theo số lần sử dụng và do nhiệt lượng tỏa ra từ CPU của máy tính. Để hạn chế điều này nên tháo Pin khi cắm nguồn điện, bạn phải chắc chắn rằng nguồn điện ổn định. Nếu không khi cúp điện đột ngột, hệ thống sẽ mất hết dữ liệu bạn đang thao tác. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại giảm nhiệt cho CPU của máy tính, nếu kinh tế cho phép hãy mua và gắn vào Laptop để máy tính bạn hoạt động ở trạng thái tốt nhất.

Có độc giả khi đọc bài Thử sử dụng Yahoo 360 Plus hỏi tôi rằng: Làm sao để chèn nhạc lên blog 360 plus của yahoo mà khi có người ấn vào bài nhạc ấy sẽ nghe từ blog của tôi mà không hiển thị ra trang web nhạc mà tui vừa copy đường link. Bạn cũng có thể đọc bài viết này để tham khảo và áp dụng cho tất cả các loại blog khác như: Google Blog, Wordpress Blog hoặc ....


Bước 1: Tìm bài hát, video bạn muốn đưa lên Blog của mình, nếu là video thì http://www.youtube.com/ là một sự lựa chọn hoặc http://www.clip.vn/. Vậy điều gì là quan trọng ở đây? Đó chính là nguồn nhạc hoặc video mà bạn muốn xuất hiện lên blog của mình. Muốn đưa nhạc từ máy tính lên blog cũng làm tương tự bằng cách upload tài nguyên đó lên các dịch vụ này.

Bước 2: Để nhúng được video - bài hát hoặc slides thì cần phải nhúng code trước. Thông thường thì các nhà cung cấp như YouTuBe hoặc http://sonific.com/ sẽ cung cấp cho bạn một phần bộ nhớ trên server của họ. Bạn chỉ cần upload tài nguyên lên và họ sẽ cung cấp cho bạn đoạn mã để bạn nhúng vào blog của bạn.

Chọn chế độ Edit HTML
Bước 3: Khi đã có đoạn mã về video, bài hát hoặc slides việc tiếp theo của bạn sẽ là soạn thảo nội dung bài viết. Thông thường bạn sẽ phải đăng nhập vào blog và sau đó tạo bài viết mới cho blog của bạn. Trước khi dán đoạn mã cần nhúng bạn cần chuyển chế độ soạn thảo bài viết sang chế độ: Edit HTML.
Bước 4: Lưu và xem lại.

Vậy là bạn có thể đưa hoặc nhúng những nguồn tài nguyên khác nhau lên trên blog của bạn. Chúc bạn thành công.
Để đưa slide vào blog bạn có thể tham khảo bài viết sau:
10 cách để tăng hương vị cho Blog của bạn

Em mattroi becon: có hỏi mình rằng: em mở máy tính mà lên là hay bảo Restart lại máy tính để Windows Update, làm thế nào để nó đừng có hiện thông báo này nữa...Mà mình hay cập nhật là tốt cho máy hả anh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn và mặt trời bé con giải quyết điều đó.

Nếu bạn đang làm công việc quan trọng nào đó trên máy tính, mà máy cứ xuất hiện hộp thoại hỏi bạn: "Restart your computer to finish installing important updates" rồi hỏi bạn khởi động lại máy tính thì cực kỳ bất tiện.

Dĩ nhiên, bạn có thể tắt chế độ này trong 4h, nhưng hộp thoại này sẽ hiển thị lại sau 4h và lần này nếu bạn thực sự đang tải về máy của bạn file quan trọng thì không kịp nữa. Máy tính sẽ tự động khởi động lại. Bạn rất chán phải không nhỉ?

Cách nhanh nhất để tắt chế độ này là dừng dịch vụ Windows Update đang chạy lại. Bạn có thể tiến hành dừng dịch vụ này theo cách sau: Hướng dẫn bằng lệnh cho nó Pro.


Gõ cmd trong ô tìm kiếm[Search] của menu Start và dùng Ctrl+Shift+Enter để mở trong chế độ quản trị hệ thống. Bạn cũng có thể click phải lên menu và chọn Run as Administrator.

Sau khi màn hình đen xuất hiện bạn gõ lệnh:

net stop "windows update"

Đừng lo lắng bạn nhé, dịch vụ này sẽ khởi động lại trong lần khởi động kế tiếp, nhưng từ giờ trở đi đến khi tắt máy đi ngủ bạn sẽ không còn bị làm phiền bởi hộp thoại đó nữa.


Một máy tính Linux thường chạy nhanh hơn và bảo mật hơn so với máy tính có cài các hệ điều hành khác. Đôi khi, cách dễ nhất để bảo mật lại là phương thức dễ quên nhất. Hãy tham khảo 10 cách sau để có thể bảo vệ một máy Linux. Lưu ý rằng chúng tôi nêu ra cách này chỉ áp dụng đối với một máy thông thường, không phải máy chủ. Bảo mật máy chủ Linux sẽ phải đòi hỏi những cấu hình kiểu khác.



1. Khóa màn hình và log out khỏi hệ thống

Phần lớn người dùng thường quên rằng Linux là một môi trường máy tính đa người dùng. Do đó, bạn phải log out khỏi máy tính để người khác có thể log in vào máy khi cần dùng. Tất nhiên việc log out không phải là tùy chọn duy nhất. Nếu chỉ một mình bạn sử dụng máy tính đó, bạn sẽ phải khóa màn hình lại thay vì log out. Khóa màn hình rất đơn giản là bạn sẽ phải nhập vào một mật khẩu nếu muốn vào lại màn hình làm việc. Điểm khác ở đây là khi khóa màn hình thi các ứng dụng trên máy tính vẫn chạy, khi quay trở lại màn hình làm việc, các chương trình đó sẽ tiếp tục chạy. Thật an toàn và bảo mật.


2. Ẩn các file và thư mục một cách nhanh chóng

Trong Linux, các file và thư mục được ẩn đi bằng cách thêm một dấu chấm “.” trước tên của file hoặc thư mục. Ví dụ nếu một file có tên test đang hiển thị một cách bình thường thì file .test sẽ bị ẩn đi. Phần lớn mọi người đều không biết rằng chạy câu lệnh ls -a sẽ hiển thị tất cả các file và thư mục ẩn. Vì vậy, nếu bạn có thư mục và file ẩn không muốn đồng nghiệp sử dụng máy nhìn thấy, chỉ đởn giản là thêm một dấu chấm vào trước tên file và thư mục. Bạn cũng có thể thực hiện việc này từ dòng lệnh: mv test .test.


3. Mật khẩu mạnh

Mật khẩu trên một máy tính Linux chính là chiếc chìa khóa vàng. Nếu bạn đánh mất mật khẩu hoặc mật khẩu quá đơn giản, chiếc chìa khóa vàng này sẽ trở thành là của tất cả mọi người. Và nếu bạn sử dụng Ubuntu thì một mật khẩu sẽ cho người dùng được truy cập nhiều hơn là sử dụng Fedora. Để không gặp phải vấn đề mất dữ liệu với nguyên nhân không đáng có này, hãy đặt mật khẩu mạnh. Có rất nhiều cách đặt mật khẩu mạnh mà chúng tôi đã giới thiệu trong nhiều bài trước đây, bạn có thể đọc tham khảo.


4. Tránh cài đặt các ứng dụng chia sẻ file

Rất nhiều người dùng Linux thường xuyên phải sử dụng việc chia sẻ file. Nếu thực hiện việc chia sẻ này trong mạng công ty, bạn có thể mở và truy cập vào máy tính của những người dùng khác thì ngược lại, họ cũng có thể truy cập vào chính những dữ liệu nhạy cảm trên máy tính của bạn. Vì vậy, có một luật đưa ra là không cài đặt các công cụ chia sẻ file.


5. Cập nhật thường xuyên máy tính là một điều sáng suốt

Linux không như Windows. Với Windows, bạn có thể lấy các bản cập nhật bảo mật khi Microsoft phát hành ra chúng (có thể mất đến vài tháng mới có một bản vá). Còn với Linux, một cập nhật bảo mật có thể được cung cấp ngay sau vài phút hoặc vài giờ từ khi phát hiện ra lỗ hổng. Cả KDE và GNOME, đều có các applet cập nhật cho Panel. Hãy cập nhật ngay khi có bản vá bảo mật được cập nhật. Đừng trì hoãn việc cập nhật bảo mật bởi đó cũng có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm cho máy tính của bạn.


6. Cài đặt chương trình bảo vệ virus

Dù tin hay không thì một chương trình bảo vệ virus trên máy tính Linux là rất cần thiết. Tất nhiên, khả năng virus gây ra vấn đề trên hệ thống Linux của bạn là rất thấp nhưng nếu các email được forward tới các máy tính Windows khác thì có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề. Một chương trình bảo vệ virus tốt (như ClamAV) sẽ đảm bảo các email gửi đi từ máy tính của bạn sẽ không chứa theo bất kỳ mối nguy hại nào có thể quay trở lại phá hoại bạn (hay công ty bạn).

7. Kích hoạt SELinux

SELinux (Security-Enhanced Linux) được tạo bởi NSA. Những gì SELinux làm được là khóa điều khiển truy cập vào các ứng dụng. Thật tuyệt vời phải không. Chắc chắn SELinux cũng có một vài điều gây khó chịu cho người sử dụng như việc gây chậm cho hệ thống hay khiến cho một vài ứng dụng trở nên khó cài đặt. Nhưng những tiện lợi về bảo mật khi sử dụng SELinux (hoặc Apparmor) vượt trôi hơn so với những nhược điểm mà nó có. Bạn có thể kích hoạt SELunux trong quá trình cài đặt Fedora.


8. Tạo /home trong một partition riêng biệt là phương pháp an toàn

Mặc định Linux cài đặt thư mục /home của bạn vào root hệ thống. Chắc chắn điều này không có gì phiền hà nhưng 1) Vì đây là chuẩn nên mọi người đều có truy cập vào hệ thống và biết chính xác vị trí lưu dữ liệu của bạn; 2) Nếu máy tính chẳng may gặp sự cố, bạn có thể bị mất dữ liệu. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể đặt thư mục /home sang một ổ cứng hay một partition khác. Điều này sẽ giúp bạn luôn am tâm với dữ liệu của mình.

9. Sử dụng trình desktop ngoài chuẩn

Sử dụng máy tính với trình quản lý cửa sổ khác (Enlightenment, Blackbox, Fluxbox...) không chỉ mang lại cho bạn cái nhìn và cảm nhận mới, chúng còn có hệ thống bảo mật đơn giản trước những ánh mắt tò mò mà bạn chưa bao giờ để ý. Bạn sẽ làm thế nào? Rất đơn giản. Tạo một biểu tượng desktop của ứng dụng bạn muốn sử dụng. Trừ phi người dùng biết làm thế nào để vào dòng lệnh (bằng cách log out hoặc nhấn Ctrl + Alt + F*, với * là biểu tượng trên desktop khác với chương trình mà bạn muốn sử dụng), nếu không sẽ không thể khởi chạy bất kỳ ứng dụng nào khác ngoài ứng dụng đã đặt trước. Phần lớn người dùng không có ý tưởng về việc xem xét máy bằng mọi cách, họ sẽ không thể biết đến các file của bạn.

10. Ngừng các dịch vụ

Đây là một máy tính bàn Linux, không phải máy chủ. Vì vậy tại sao bạn phải chạy các dịch vụ như httpd, ftpd và sshd? Bạn hoàn toàn không cần chúng và còn làm tăng thêm nguy cơ bảo mật (trừ khi bạn biết làm thế nào để khóa chúng lại). Vậy thì đừng chạy chúng nữa. Kiểm tra file /etc/inetd.conf và đảm bảo rằng các dịch vụ không cần thiết đã được chú thích là đóng.


Theo quantrimang.com

Khi mua tên miền bạn cần chọn cho mình một tên miền phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Để giúp bạn có thể chọn cho mình một tên miền phù hợp, bạn hãy tham khảo tài liệu dưới đây.

1 . Bạn muốn tậu một tên miền cho website hay doang nghiệp của mình nhưng tiếc rằng người khác đã nhanh chân đăng kí trước bạn . Trong trường hợp cần thiết , bạn có thể các trang có tiện ích whois như http://www.quyettri.com/ hoặc từ các trang web chuyên cho thuê Domain và Hosting để tìm được thông tin và liên hệ với người chủ Domain mà bạn định đăng kí . Bạn nêu nhu cầu muốn được nhượng lại Domain và đề nghị họ ra một cái giá mà bạn có thể chấp nhận được.

2 . Nếu họ không chịu hoặc “hét” cái giá ngoài tầm đối với khả năng của bạn thì tốt nhất là thay vì cố tìm cách mua lại thêm miền , bạn nên thay tên domain bằng những từ đồng nghĩa khác . VD : MusicOnline.com thì có thể thay bằng MediaOnline.com. Hoặc xem xét kỹ cách đặt tên miền vì trong thực tế , các website nổi tiếng hay sử dụng những cái tên rất đặc biệt . VD : Bạn có hiểu từ Google nghĩa gì không ?

3 . Tên miền có rất nhiều loại ( đuôi mở rộng ) khác nhau . Số tên miền mang những đuôi mở rộng phổ biến như .com , .net , .org thì lên đến hàng triệu nên rất khó tìm được những cái tên đẹp nhưng chưa được đăng kí ( chẳng khác “mò kim đáy biển” ) . Có những tên miền đã được đăng kí với các loại đuôi phổ biến trên nhưng có thể nó chưa được đăng kí với các đuôi ít phổ biến và các tên miền cấp quốc gia khác . Vậy bạn có chấp nhận lấy một tên miền như ý nhưng với một đuôi kém phổ biến không ?

4 . Ngược lại nếu đăng kí tên miền của bạn với tất cả các loại đuôi hiện có thì thật lãng phí và rất tốn kém . Nếu có thể bạn nên dùng domain .com vì khi khách viếng thăm chỉ nhớ đuôi tên miền và quên mất đuôi mở rộng nhưng họ vẫn có thể tìm đến website của bạn vì theo mặc định , các trình duyệt web sẽ tự động gán thêm .com nếu người dùng chưa nhập đuôi mở rộng.

5 . Nếu tên miền bạn chọn chứa nhiều từ , bạn nên đăng kí nhiều phiên bản cho nó : có dấu gạch nối ngăn cách các từ và không có dấu gạch nối . VD : nghenhaconline.com và nghenhac-online.com

6 . Giá domain hiện giờ đã khá rẻ , nếu được hãy mua thêm các tên miền gần giống với domain của bạn

7 . Mua thêm nhiều Domain phụ xem như là một cách rẻ nhất để tăng thêm lượng khách cho website

8 . Mặc dù đăng kí nhiều domain nhưng bạn chỉ nên dùng một tên miền duy nhất cho Email của bạn.

9 . Bảo đảm rằng tất cả domain đều đã được chuyển hướng ( forwarding ) đến website của hoặc là khách viếng thăm sẽ chỉ thấy được trang web mặc định của nhà cung cấp domain mà bạn đăng kí .

10 . Một vài nhà cung cấp hosting có giới hạn số domain mà website được phép sử dụng . Vì thế, hãy đọc kỹ quy định và điều lệ của nhà cung cấp Hosting .


Theo itjsc.com.vn

Lựa chọn được một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Internet/web (dịch vụ web hosting) phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp là một công việc tưởng như đơn giản mà lại không đơn giản. Bài viết này xin điểm qua một số điều cần thiết trong việc lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ hosting phù hợp với công việc kinh doanh của bạn.

- Thế nào là một nhà cung cấp dịch vụ web hosting tốt và ngược lại?

- Công việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu chọn phải một nhà cung cấp dịch vụ hosing không phù hợp hay kém chất lượng?

- Có những loại hình dịch vụ hosting nào? Mỗi công việc kinh doanh, mỗi ngành công nghiệp thì phù hợp với loại hình dịch vụ hosting nào?

1. Để chọn lựa được nhà cung cấp web hosting phù hợp, cần có hiểu biết về các loại hình dịch vụ hosting hiện có Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành cung cấp dịch vụ hosting, khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn đa dạng phong phú hơn các gói dịch vụ hosting, mỗi gói dịch vụ đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do vậy, những hiểu biết về các gói dịch vụ hosting hiện hành là điều vô cùng cần thiết.

Hosting chia sẻ (Shared hosting) Hosting chia sẻ có nghĩa là nhiều khách hàng cùng chia sẻ việc sử dụng một máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Máy chủ dùng chung hoàn toàn sẽ do nhà cung cấp dịch vụ quản lý, khách hàng chỉ có thể quản lý tài khoản cá nhân và bảo trì website. Điểm mạnh của gói dịch vụ hosting này là giá - có thể nói giá thành của gói dịch vụ này là rẻ nhất trong các gói dịch vụ hosting hiện nay. Nhưng ngược lại cũng vì có nhiều khách hàng cùng chia sẻ tài nguyên của một máy chủ nên tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của các website.

Ví dụ điển hình, nếu số lượng truy nhập vào một trong những website được lưu trên máy chủ đó tăng vọt sẽ làm chậm tốc độ truy nhập đến các website khác trên cùng máy chủ, đó là chưa kể đến các vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin do dùng chung. Một điểm yếu khác của gói dịch vụ này là các khách hàng không thể cài đặt các ứng dụng cho riêng mình do không thể trực tiếp quản lý máy chủ và vì nhà cung cấp dịch vụ muốn bảo đảm một môi trường ổn định cho tất cả các khách hàng. Hosting thuê địa điểm, đường truyền (Collocated hosting) Khách hàng của gói dịch vụ hosting này hoàn toàn chủ động trang bị một máy chủ đáp ứng đúng theo yêu cầu riêng, chẳng hạn khách hàng có thể mua các máy chủ từ các nhà cung cấp như DELL hay HP.

Nhà cung cấp dịch vụ chỉ đóng vai trò tiếp nhận máy chủ từ khách hàng, sắp xếp vị trí đặt máy chủ, cung cấp năng lượng hoạt động và kết nối máy chủ vào hệ thống mạng. Ngược lại hoàn toàn với gói dịch vụ hosting chia sẻ, ở đây khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc quản lý bảo trì máy chủ, nhà cung cấp dịch vụ chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì kết nối mạng và cung cấp năng lượng hoạt động liên tục cho máy chủ.

Trong một số trường hợp khách hàng sử dụng gói dịch vụ này có thể nhận được sự hỗ trợ quản lý từ nhà cung cấp dịch vụ. Hosting thuê máy chủ không có hỗ trợ (Unmanaged dedicated hosting) Gói dịch vụ hosting này tương đối giống với gói dịch vụ hosting thuê địa điểm và đường truyền mạng, chỉ khác có một điểm là khách hàng phải thuê máy chủ từ nhà cung cấp dịch vụ thay vì tự trang bị. Do vậy mà giá của gói dịch vụ này thường khá cao.

Bên cạnh đó, mức độ hỗ trợ mà khách hàng nhận được từ phía nhà cung cấp dịch vụ là tương đối hạn chế. Hầu hết mức độ hỗ trợ đều ở mức chung chung, do vậy khách hàng cần phải yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ cụ thể hoá mức độ hỗ trợ. Dịch vụ kiểu này có thể rất tốt đối với các ứng dụng như trò chơi trực tuyến song không đủ đảm bảo đối với các ứng dụng kinh doanh đòi hỏi sự đáp ứng nhanh và sự ổn định tuyệt đối.

Hosting thuê máy chủ có hố trợ (Managed dedicated hosting ) Dịch vụ hosting thuê máy chủ có hỗ trợ cũng giống với dịch vụ hosting thuê máy chủ không có hỗ trợ, chỉ khác một điều là khách hàng nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn trong việc quản lý, bảo trì máy chủ cũng như những bảo đảm về chất lượng từ phía nhà cung cấp dịch vụ. Các dịch vụ hỗ trợ quản lý có thể bao gồm quản lý máy chủ thời gian thực, bảo hành phần cứng, thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi bảo mật cũng như nhiều dịch vụ hỗ trợ khác.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải cụ thể hoá các dịch vụ hỗ trợ quản lí đi kèm gói dịch vụ để tránh nhà cung cấp dịch vụ nguỵ trang gói hosting thuê máy chủ không kèm hỗ trợ thành gói hosting thuê máy chủ có hỗ trợ.

2. Nhà cung cấp dịch vụ có “sở hữu” địa chỉ IP “đen”?

Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà không hề quan tâm tới khách hàng thật sự của mình là ai. Điều này đồng nghĩa với việc là rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting lại cho phép việc lưu trữ các website độc hại, có nội dung không lành mạnh, spammers hoặc các máy chủ chứa vô số các vấn đề về an ninh bảo mật. Do vậy, hệ thống mạng của nhiều nhà cung cấp dịch vụ có chứa rất nhiều địa chỉ IP “đen”, gây không ít ảnh hưởng xấu đến các khách hàng.

Có những nhà cung cấp dịch vụ hosting “sở hữu” cả nguyên cả một lớp C các địa chỉ IP “đen” rồi sau đó, chính những đại chỉ IP này lại được cấp cho các khách hàng mới của nhà cung cấp dịch vụ. Địa chỉ IP “đen” là các địa chỉ IP bị cấm trên mạng, là các địa chỉ của các website chuyên phát tán thư rác (spam), hoặc địa chỉ IP của các website có nội dung không lành mạnh.

Một hậu quả là bất cứ email nào có xuất xứ từ địa chỉ IP “đen” sẽ không được bất kì máy chủ thư điện tử nào tiếp nhận. Điều này đồng nghĩa với việc nếu khách hàng muốn sử dụng email làm phương tiện marketing thì đáng tiếc các bức thư điện tử đó sẽ không bao giờ có thể đến đúng địa chỉ cần đến.

Do vậy khi chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ hosting bạn cũng nên kiểm tra xem nhà cung cấp dịch vụ hosting đó có “sở hữu” địa chỉ IP “đen” không bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP “đen” như http://www.spamhaus.org/sbl/isp.lasso. Hoặc cơ sở dữ liệu về địa chỉ IP “đen” chuyên phát tán thư rác http://www.spamhaus.org/mailinglists.html

3. Không nhầm lẫn sự ổn định với quy mô kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ

Nếu bạn chỉ chú ý tới quy mô kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ hosting rồi đánh đồng với chất lượng dịch vụ, mức độ an toàn và bảo mật thì là một sai lầm. Trên thực tế, rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting lớn lại đang đứng bên bờ phá sản hoặc hoạt động dưới sự bảo hộ của luật chống phá sản.

Trong một số trường hợp, nhà cung cấp dịch vụ hosting lại đang trong quá trình chuyển đổi chủ sở hữu, gây rất nhiều khó khăn cho khách hàng? Giải pháp cho vấn đề là bạn hãy thử tìm câu trả lời cho các vấn đề sau:

- Nhà cung cấp dịch vụ hosting đã hoạt động trong ngành bao nhiêu lâu? - Sở hữu công ty kinh doanh dịch vụ hosting có thay đổi trong thời gian qua?

- Công việc kinh doanh của nhà cung cấp dịch vụ có sinh lời, tốc độ quay vòng vốn, tái đầu tư?

4. Không đặt giá cả làm ưu tiên hàng đầu Nếu đặt mục tiêu giá cả làm ưu tiên hàng đầu trong việc chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ hosting, rất có thể bạn sẽ chỉ nhận được duy nhất một kết nối Internet cũng như rất ít sự hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ. Thậm chí trong nhiều trường hợp đường kết nối Internet mà bạn nhận được cũng không được bảo đảm, thường xuyên phải hoạt động hết công suất hoặc thường xuyên gặp phải các trục trặc kĩ thuật.

5. Nhà cung cấp dịch vụ phải có trung tâm dữ liệu riêng? Khi bạn có ý định chọn một nhà cung cấp dịch vụ hosting, phải chắc chắn một điều là nhà cung cấp dịch vụ có trung tâm dữ liệu riêng và trung tâm dữ liệu đó cũng phải được bảo đảm tính liên tục trong hoạt động và kết nối.

Hãy tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau đây từ phía nhà cung cấp dịch vụ:

- Tổng dung lượng các kênh kết nối mạng của nhà cung cấp dịch vụ là bao nhiêu?

- Bình quân mức độ hoạt động các kênh kết nối mạng của nhà cung cấp dịch vụ? (Bạn cần phải tìm hiểu điều này vì cho dù nhà cung cấp dịch vụ có băng thông kết nối mạng lớn đến cỡ nào nhưng nếu nó phải hoạt động hết công suất thì tất yếu tốc độ truy nhập website của bạn sẽ rất chậm.)

- Nguồn cung cấp điện cho máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ có bảo đảm tính liên tục?

- Nhà cung cấp dịch vụ có máy phát điện dự phòng? - Nhà cung cấp dịch vụ có thường xuyên kiểm tra máy phát điện dự phòng?

- Nhà cung cấp dịch vụ thường áp dụng các giải pháp an ninh mạng nào?

- Nhà cung cấp dịch vụ có các biện pháp bảo vệ an ninh hệ thống?

- Nhà cung cấp dịch vụ có các hệ thống phòng chống cháy nổ?

6. Nhà cung cấp dịch vụ phải có đội ngũ quản trị mạng có kinh nghiệm thực tế Khi yêu cầu có hỗ trợ kĩ thuật từ phía nhà cung cấp dịch vụ hosting, nhiều khi bạn sẽ cảm thấy rất bực bội vì phải làm việc với những nhân viên dịch vụ khách hàng không có chuyên môn kĩ thuật thay vì được làm việc với những người quản trị mạng chuyên nghiệp. Do vậy, bạn nên tìm hiểu hệ thống tổ chức bộ phận hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ? Đâu là những người quản trị mạng chuyên nghiệp mà bạn cần? Phải mất bao nhiêu thời gian để có thể tiếp cận với những người quản trị mạng chuyên nghiệp?

7. Nhà cung cấp dịch vụ phải linh hoạt trong hỗ trợ khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ hosting phải hiểu được tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp đối với công việc kinh doanh của khách hàng. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting thuê máy chủ có quản lí lại thể hỗ trợ một số các ứng dụng khác nhau nếu những ứng dụng đó không được cài đặt khi họ thiết lập máy chủ cho thuê. Vì thể bạn hãy cố gắng chọn lựa một nhà cung cấp dịch vụ hosting có khả năng hỗ trợ nhiều loại ứng dụng khác nhau.

8. Khách hàng nói gì về nhà cung cấp dịch vụ Khi lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ hosting, bạn cũng nên xem xét những đánh giá của các khách hàng khác về nhà cung cấp dịch vụ đó. Nhà cung cấp dịch vụ hosting bạn có ý định chọn có thể bảo đảm chất lượng dịch vụ sẽ cung cấp cho bạn như đối với các khách hàng trước đây không? Nhà cung cấp dịch vụ hosting có khả năng cung cấp thông tin về những khách hàng trước đây của họ không?...

9. Hỗ trợ không có nghĩa là thêm phí Khi quyết định chọn lựa một nhà cung cấp dịch vụ hosting, cần phải bảo đảm là bạn sẽ nhận được bản danh kê khai chi tiết các dịch vụ hỗ trợ đi kèm với gói dịch vụ hosting từ phía nhà cung cấp dịch vụ. Điều này giúp cho bạn biết rõ đâu là dịch vụ hỗ trợ miễn phí, đâu là dịch vụ hỗ trợ phải trả phí và đâu là dịch vụ hỗ trợ không được cung cấp trong gói dịch vụ hosting.

Trong một số trường hợp các nhà cung cấp dịch vụ lại thường không nó rõ điều này, họ thường cố ý dấu các dịch vụ hỗ trợ miễn phí kém chất lượng dưới vỏ bọc của các dịch vụ hỗ trợ có chất lượng cao nhằm thu lợi nhuận.

Theo quantrimang.com

Những nhận định về quản lí mối quan hệ khách hàng hiện nay không còn mới mẻ nữa. Ngày nay, nó được thừa nhận một cách rộng rãi bởi bạn cư xử với khách hàng như thế nào thì điều đó sẽ quyết định tới lợi ích mà bạn nhận được trong tương lai, và các công ty hiện nay đang đầu tư ngày càng nhiều để tạo ra được những lợi ích đó. Các khách hàng hiện nay cũng hiểu biết hơn trước rất nhiều về những dịch vụ mà họ nhận được và bỏ phiếu cho các công ty bằng túi tiền của họ dựa trên những kinh nghiệm đã có.

Những khái niệm về quản lí mối quan hệ khách hàng đã từng rất xa lạ khi người cổ xưa có quyền lựa chọn việc mua mũi tên từ những người khác, nhưng CRM đã trở nên phổ biến vào giữa thập kỉ 90 của thế kỉ 20. Các nhà phân tích thị trường vẫn còn tranh luận rất gay gắt về định nghĩa chính xác của nó, nhưng tất cả đều thừa nhận rằng trong một vài năm tới, các công ty sẽ còn rót hàng tỉ đô la vào các giải pháp phần mềm CRM và những dịch vụ thiết kế trợ giúp các doanh nghiệp quản lí mối quan hệ khách hàng ngày càng có hiệu qủa hơn thông qua những kênh trực tiếp hoặc gián tiếp mà khách hàng lựa chọn sử dụng.


Vậy thì tại sao với một thị trường bùng nổ về công nghệ CRM, một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất lại là “CRM là gì?”. Có thể bởi vì nếu bạn hỏi ba chuyên gia về CRM, thì bạn sẽ nhận được năm câu trả lời khác nhau. Chúng tôi đã đưa câu hỏi này trong một hội thảo của các chuyên gia CRM, những người có uy tín đang làm việc với CRMGuru.com để loại bỏ đi một cuộc chơi có phong cách và hạ thấp bản chất của CRM: "Quản lí mối quan hệ khách hàng (CRM) là một chiến lược doanh nghiệp để lựa chọn và quản lí những mối quan hệ khách hàng có giá trị nhất. CRM yêu cầu một nguyên lí về doanh nghiệp khách hàng trung tâm và sự mở rộng để hỗ trợ các quá trình dịch vụ, giao dịch, tiếp thị một cách có hiệu quả. Các ứng dụng CRM có thể tác động tốt đến việc quản lí mối quan hệ khách hàng với điều kiện hãng kinh doanh phải có các chiến lược, sự lãnh đạo và sự mở rộng đúng đắn".

Từ đó bạn có thể thấy, rõ ràng đây là một câu hỏi và một câu trả lời đơn giản phải không? Tuy nhiên, không phải cái gì đơn giản cũng đều dễ dàng. Như rất nhiều uỷ viên ban quản trị doanh nghiệp và giám đốc dự án CRM đã công nhận, CRM có hiệu quả đang ngày càng trở nên đơn giản như là câu trả lời cho việc giảm cân - đó là ăn ít đi và tập thể dục nhiều hơn - và nó cũng rất đơn giản để thực hiện

Khách hàng là trung tâm - điểm khởi đầu

Hãy cùng bắt đầu định nghĩa về CRM tại đây. Chính xác thì một công ty tạo ra nguyên lí về khách hàng trung tâm của doanh nghiệp và sự mở rộng như thế nào? Cần gợi ý rằng: Không với một sản phẩm phần mềm.

Ít nhất thì CRM cũng là một hình thức hữu ích và thành công, nó luôn bắt đầu cùng với chiến lược doanh nghiệp để điều khiển những sự thay đổi trong việc tổ chức và các quá trình hoạt động - những cái mà lần lượt được tạo ra bởi công nghệ thông tin. Sự hạn chế không bao giờ diễn ra, không bao giờ. Chúng tôi sẽ gửi cho bạn cả một hộp sâm panh đối với mỗi một công ty mà bạn tìm thấy rằng họ tự động hoá phương thức để tiến tới chiến lược doanh nghiệp mới. Các dự án mà tập trung vào công nghệ trước hết, hơn là các mục tiêu doanh nghiệp, đang phải đón nhận những thất bại, theo cả những bài nghiên cứu thực hành mở rộng nhất cũng như những câu chuyện “thương tâm” tại O’Malley’s Happy Hour. Một doanh nghiệp khách hàng trung tâm, tuy nhiên lại đang được sẵn sàng một cách hoàn hảo để gặt hái những ích lợi quan trọng sử dụng công nghệ CRM.

Ngày nay, phần chiến lược của CRM đã trở nên quen thuộc. Các uỷ viên ban quản trị doanh nghiệp khôn ngoan luôn luôn hiểu rõ tầm quan trọng của việc tập trung vào các khách hàng với những tiềm năng to lớn nhất đem lại cho giao dịch, lợi nhuận và cung cấp dịch vụ tốt mà nhờ đó mà khách hàng quay lại với bạn nhiều lần sau đó. Lưu ý rằng bạn không cần bất cứ một thứ “đồ chi” kĩ thuật nào cho vấn đề này. Hãy xem xét một doanh nghiệp nhỏ thành công: Chủ doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên làm việc rất cần mẫn để cung cấp những dịch vụ cá nhân và có chất lượng cao, xây dựng lòng trung thành khách hàng.

Vậy thì tại sao CRM lại tìm cách nâng giá cách thức của nó tại một ngành kinh doanh hàng tỉ đô la? Điểm mấu chốt là ở chỗ: Sức mạnh được chuyển sang các khách hàng, người mà đứng giữa ba xu hướng:

Sự thất bại của những hệ thống lên kế hoạch nguồn kinh doanh (ERP) để tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho các công ty. Vậy cơ quan trước của bạn có được tự động hoá một cách hoàn toàn hay không?
Chu trình từ sự đổi mới đến sản xuất và đến sự lỗi thời đã được tăng tốc, dẫn tới sự dư thừa những phương thức lựa chọn cho các khách hàng và rút ngắn cánh cửa thị trường cho các nhà buôn bán.
Các khách hàng Internet có ngày càng nhiều thời gian hơn để thu lượm thông tin về những nhà cung cấp cạnh tranh và có thể tiếp cận một đại lí khác chỉ bằng một cái kích chuột.
Với những lợi thế sản phẩm được giảm bớt hoặc là bị vô hiệu hoá trong nhiều ngành kinh doanh do tăng “hàng hoá”, mối quan hệ khách hàng bản thân nó là trọng tâm của lợi thế cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp lớn hơn, các cửa hàng nhỏ lân cận thường phải “Chào ông Watkins, cánh tay bị gẫy của Ryan bây giờ ra sao rồi? Tôi có một chút ít vải kẻ mà ông có thể cần đến, nó ở phía dưới chiếc máy đếm tiền ” là một cách tiếp cận không thực tế. Công nghệ CRM có thể là một cách thức có hệ thống để quản lí mối quan hệ khách hàng trên một phương diện rộng hơn.

Chu kì mối quan hệ khách hàng

Được xác định một cách truyền thống bởi vì “trước khi bạn nhận ra Internet có nghĩa là gì?”, những người lao động của hãng là những người sử dụng đầu tiên của các ứng dụng được gọi là “CRM”. Sau đó là kinh doanh điện tử hoặc là một thuật ngữ thông dụng được ưa thích trong tháng. Những ứng dụng “CRM điện tử” đã được giới thiệu là cho phép các hãng kinh doanh tương tác trực tiếp với các khách hàng thông qua những Website tập thể, các giao diện của thương mại điện tử, và các ứng dụng tự phục vụ. Bắt đầu vào năm 1999, những ứng dụng quản lí mối quan hệ đối tác đã thành công trên thị trường, được thiết kế để hỗ trợ các kênh đối tác và những phương tiện trung gian khác giữa hãng kinh doanh và những khách hàng của nó.


Những ứng dụng dưới đây hỗ trợ các quá trình kinh doanh tiếp sau đó, bao gồm chu kì mối quan hệ khách hàng:

Tiếp thị: Nhắm vào những triển vọng và kiếm được các khách hàng mới thông qua việc khai thác dữ liệu, quản lí chiến dịch và chỉ đạo phân phối. Nên nhớ rằng, tầm quan trọng ở đây chính là giá trị của những mối quan hệ lâu dài, chứ không phải những thành công nhanh chóng.
Giao dịch: Đóng lại những doanh nghiệp với các quá trình buôn bán hiệu quả mà có sử dụng những máy phát sinh đề xuất, những bộ cấu hình, các công cụ quản lí tri thức, tiếp xúc với những giám đốc và dự báo được trước được những viện trợ tất cả không bao gồm lời tuyên bố gồm 8 từ mà có thể phá huỷ một cuộc giao dịch.
Thương mại điện tử: Trong thời đại Internet, các quá trình giao dịch cần phải được chuyển giao một cách đứt đoạn sang các giao dịch buôn bán, được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện, và với một chi phí thấp nhất. Tất cả các khách hàng cần có một sự đối diện với công ty của bạn, bất kể là điểm tiếp cận nào mà họ lựa chọn sử dụng.
Dịch vụ: Vận dụng những dịch vụ bán hàng qua bưu điện (post-sales) và hỗ trợ những vấn đề khác với các ứng dụng tại trung tâm yêu cầu (call center) hoặc là các tuỳ chọn tự phục vụ khách hàng Web-based. Chúng tôi nói là “vận dụng” chứ không phải “vứt bỏ một trang FAQ không tương xứng”.
CRM là một chiến lược doanh nghiệp để tạo ra và duy trì những mối quan hệ khách hàng có lợi lâu dài. Những sáng kiến CRM thành công bắt đầu với nguyên lí doanh nghiệp mà sắp xếp các hoạt động của công ty phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chỉ có như vậy thì công nghệ CRM mới có thể được sử dụng như là một công cụ hữu dụng của các quá trình đòi hỏi phải biến các chiến lược thành thành quả kinh doanh.


Theo chungta.com(Biên tập từ www.CRMguru.com)

Công nghệ Portal đang là nhu cầu thực tiễn của xã hội và là bước đi đúng hướng của nhiều DNPM. Song các nhà quản lý địa phương và ngành ứng xử với nó ra sao lại là vấn đề thời sự cũng bức xúc không kém...

Từ khoảng giữa năm 2003 xuất hiện nhiều tin tức về các ’cổng giao tiếp điện tử’ - hay các Portal - trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta, như cổng giao tiếp điện tử Hà Nội (Hanoi Portal - HNP); Mạng thông tin tích hợp trên internet của TP. HCM (Hochiminh City Web); Cổng giao tiếp điện tử Bắc Ninh; Trang thông tin điện tử website tỉnh Bình Định (Bình Định Portal); Cổng TMĐT Vnemart của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI); Cổng Thông Tin Quốc Gia Việt Nam - VNCG v.v...

Vậy là sau LAN, WAN, Web…, ’Portal’ đang trở thành mối quan tâm và hơn thế nữa, thành một hạng mục đầu tư của các cơ quan nhà nước, các công ty ... Có lẽ khá nhiều cơ quan chưa kịp phát huy hiệu quả đầu tư vào các công nghệ trước đã phải đối mặt với những thuật ngữ, khái niệm mới, mà ngay nhiều người làm CNTT chuyên nghiệp cũng chưa lĩnh hội thấu đáo? Có cảm tưởng rằng nhiều vấn đề chưa rõ ràng, và chưa phải ai cũng có thể sẵn sàng nhập cuộc

Những mục tiêu to lớn.

Có thể nói chính nhu cầu cải cách hành chính, ’một cửa’, nhu cầu cung cấp thông tin đầy đủ cho công dân, các dịch vụ công trực tuyến... là sức ép khách quan trước nhất cho việc ra đời các cổng giao tiếp điện tử - bước đầu tiên để đi đến chính phủ điện tử. Công nghệ này có vẻ hứa hẹn đáp ứng nhiều yêu cầu, ’làm sẵn’ cho ta nhiều dịch vụ…
Tuy vậy, đâu nhất thiết phải ’có mới nới cũ’? Có chăng một sự nhầm lẫn giữa trang web với một vài dịch vụ kiểu như diễn đàn, hay đăng tin với khái niệm Portal - một thuật ngữ rất mới trong CNTT, một khái niệm đang ’thời thượng’ ở Việt Nam?

Portal là gì?
Từ Portal (cổng) vốn là một thuật ngữ kiến trúc, chỉ lối vào một tòa nhà lớn. Trong lĩnh vực CNTT, Portal cũng có ý nghĩa tương tự. Có thể coi đó là cổng vào một kho thông tin lớn, đa dạng. Qua Portal, những đối tượng người dùng khác nhau có thể truy cập đến nhiều loại thông tin khác nhau nhưng theo một cách thức thống nhất.

Hiện nay có khá nhiều loại Portal: Portal công cộng, Portal riêng của công ty hoặc tổ chức, Portal chuyên ngành..., và gần đây còn xuất hiện các siêu Portal là Portal dẫn đến các Portal mức dưới. Hãy chỉ đề cập đến các Portal công cộng. Khác với các Portal chuyên ngành thường tập trung vào một lĩnh vực hẹp nhưng sâu hơn, thông tin do một Portal công cộng cung cấp bao trùm nhiều lĩnh vực, hoặc nhiều chủ đề trong một lĩnh vực lớn như kinh tế, khoa học, công nghệ, y học, thể thao, âm nhạc... Portal tích hợp thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ một Portal ở tầm quốc gia phải tích hợp thông tin từ trung ương và các bộ, ngành, địa phương. Portal của một thành phố phải tích hợp được thông tin từ các quận, huyện và các sở, ban, ngành.

Portal phục vụ cho nhiều lớp đối tượng sử dụng với các nhu cầu thông tin khác nhau. Ví dụ một Portal của thành phố phải cung cấp thông tin về thủ tục hành chính cho những người dân thường, thông tin dự án cho các nhà đầu tư, thông tin về bản đồ, thắng cảnh cho khách du lịch... Mọi đối tượng sử dụng đều có thể tìm kiếm và khai thác kho thông tin đa dạng này một cách dễ dàng qua một giao diện thống nhất mà không cần biết thông tin nằm ở đâu, do ai quản lý. Ví dụ, người dân phải tìm thấy và sử dụng được ngay dịch vụ hành chính mà họ cần, chứ không cần quan tâm đến những cấp chính quyền nào, những cơ quan nào liên quan đến các thủ tục hành chính đó.
Một trong các đặc trưng nổi bật phân biệt Portal với một website thông thường là khả năng người dùng giao tiếp trực tuyến, hai chiều để khai thác các dịch vụ công.

Những điều kiện để xây dựng và phát triển Portal

Trước hết, để xây dựng Portal phải có một lượng thông tin lớn, đa dạng, từ nhiều nguồn và những thông tin này cần thiết cho nhiều loại đối tượng sử dụng khác nhau. Bản thân đơn vị làm chủ Portal và các đơn vị thành viên phải có cơ sở hạ tầng CNTT tương đối phát triển. Ví dụ muốn xây dựng Portal quốc gia, phải có hệ thống thông tin tiên tiến ở các bộ, ngành, địa phương và phải có cơ sở hạ tầng viễn thông đủ phát triển để kết nối các hệ thống thông tin này với trung ương. Hoặc muốn xây dựng Portal của tỉnh, thành phố cần phải có hệ thống thông tin của các quận, huyện và các sở, ban, ngành...

Xây dựng Portal là quá trình rất phức tạp và đòi hỏi đầu tư lâu dài. Nhìn chung, phải chia thành nhiều bước: lập kế hoạch, thực hiện thí điểm, đánh giá, điều chỉnh, duy trì, phát triển và mở rộng... Một yếu tố không thể thiếu là phải có sự chỉ đạo tập trung và phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên tham gia trong hệ thống Portal ngay từ đầu để đảm bảo tính tương thích và hợp chuẩn của các thành phần Portal.

Vì vậy, những xu hướng sau đây là không đúng:
o Xây dựng một website tin tức đơn giản và gọi đó là Portal.
o Tập trung phần lớn kinh phí xây dựng Portal để mua thiết bị, trong khi chưa có chuẩn bị về thông tin, phần mềm và đội ngũ cán bộ đủ năng lực.
o Đầu tư lớn để xây dựng Portal nhưng sau đó không dành đủ kinh phí để duy trì hoạt động và phát triển tiếp.

Công nghệ Portal tại Việt Nam

Về mặt công nghệ, một Portal công cộng cần có các tính năng sau:
o Giao diện web
o Tích hợp được thông tin từ các nguồn dữ liệu bên ngoài, như từ các ứng dụng có sẵn hoặc các website khác dựa trên chuẩn trao đổi thông tin.
o Có công cụ tìm kiếm mạnh.
o Có thư mục phân loại.
o Có các tính năng quản trị nội dung (contents management) mạnh.
o Có khả năng tùy biến, cá nhân hoá cho từng người dùng hoặc từng lớp đối tượng người dùng.
o Khả năng quản lý và khai thác một khối lượng thông tin lớn từ hàng triệu đến hàng trăm triệu trang văn bản.
o Đối với các Portal lớn, phục vụ cho cả người nước ngoài thì tính năng đa ngữ là rất quan trọng.
o Đăng nhập một cửa (single sign-on).

Portal mới và ’thời thượng’, các giải pháp của nước ngoài thì đắt và ’đóng’, nên các công ty Việt Nam đầu tư cho giải pháp nội địa là một chiến lược đúng đắn. Tuy nhiên, chọn công nghệ nào để phát triển các Portal công cộng tại Việt Nam hiện nay chắc chắn còn là vấn đề phải xem xét một cách nghiêm túc.

Theo TinCongNghe.Com

Portal là gì?

Người viết Admin | 6:48 PM | , | 0 Nhận xét »

Công nghệ Portal phát triển sau thời kỳ web khoảng 7-8 năm như một tất yếu xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bài viết này mong muốn mang đến một số khái niệm cơ bản về "portal", về chủ đề nóng nhất trong ứng dụng CNTT của thế giới và Việt Nam hiện nay.
  • Portal (cổng giao dịch điện tử) là một bước tiến hóa của website truyền thống. Nó ra đời để giải quyết những vấn đề mà website truyền thống gặp phải.

  • Là "siêu web site“, gọi tắt là Portal, đối với người dùng vẫn chỉ là sử dụng trang web thông qua trình duyệt (tức là web browser), nhưng đằng sau đó là sự thay đổi thuật ngữ và quan niệm mới về triết lý phục vụ thay cho cách hiểu “tuyên truyền” thông qua web site như trước đây.

  • Là điểm đích qui tụ hầu hết các thông tin và dịch vụ cho người sử dụng cần, là điểm đích đến thực sự. Thông tin và dịch vụ được phân loại nhằm thuận tiện cho tìm kiếm và hạn chế vùi lấp các thông tin.

  • Bảo toàn đầu tư lâu dài. Có nền tảng công nghệ đảm bảo, do công nghệ Internet đã phát triển rất cao so với thời kỳ xuất hiện World Wide Web vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Những công nghệ tạo nên thời đại Portal đều hỗ trợ tính mở và kế thừa rất mạnh, sao cho việc mở rộng các qui mô phục vụ bằng các phần mềm ứng dụng mới được “lắp ráp” vào Portal đang có, mà không phải hủy bỏ hoặc sửa chữa lớn như những web site trước đây.
  • Môi trường chủ động dùng cho việc tích hợp ứng dụng.
Xu hướng “tiến hóa” chung của web site theo hướng tiến đến portal được trình bày trong hình vẽ.
  • Phía ngoài, cung cấp một cổng giao dịch thân thiện, đủ các chức năng cho người dùng, trong đó có chức năng cá nhân hóa.

  • Phía trong, là cung cấp một hạ tầng điện tử, nhằm tạo quyền chủ động trong việc cung cấp, tích hợp thông tin và liên kết với các hệ thống, các dịch vụ thông tin khác.

  • Cung cấp môi trường cộng tác (collaborative) thông qua việc quản lý và khai thác thống nhất toàn diện các dịch vụ cơ bản như: Forum, Mail, Calendar, Task Management, Report Systems, Conferences, Discussion Groups, News Groups, v.v... Các dịch vụ này là một phần của kho tài nguyên dịch vụ trên portal để người dùng lựa chọn. Việc quản lý người dùng được thực hiện một lần và thống nhất trên tất cả các ứng dụng dịch vụ của portal.

Tóm lại, triết lý của portal là “siêu web site” để phục vụ tốt hơn thông qua quan hệ bình đẳng và tình cảm gắn bó với “siêu web site”, là định hướng phục vụ (user-centric), khác với sự phát triển tự nhiên của web site truyền thống là định hướng trình bày thông tin (data-centric).

IT ( CT )
htmedsoft.com - Theo igatevn.com